Kiến trúc khí hậu: Làm sao để Paris không trở thành đô thị "không thể sống nổi" vì nắng nóng? Podcast Por  arte de portada

Kiến trúc khí hậu: Làm sao để Paris không trở thành đô thị "không thể sống nổi" vì nắng nóng?

Kiến trúc khí hậu: Làm sao để Paris không trở thành đô thị "không thể sống nổi" vì nắng nóng?

Escúchala gratis

Ver detalles del espectáculo

Acerca de esta escucha

Được coi là một trong những thành phố có nguy cơ tử vong lớn vì nắng nóng cao nhất châu Âu, thủ đô Paris của Pháp trong tuần này, đã bước vào mùa hè với nền nhiệt lên đến 37°C. Làm sao tái quy hoạch thành phố để đối mặt với các thách thức về khí hậu mà vẫn bảo tồn được di sản, lối kiến trúc tráng lệ của Haussmann, làm nên linh hồn của Paris ? Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lĩnh vực xây dựng chiếm tới tới 37 % tổng lượng phát thải carbon toàn cầu ; nếu tính thêm quá trình sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, thép nhôm, thì con số này có thể lên đến 39 %. Trong bối cảnh nước Pháp đang phải đối mặt với các đợt nắng nóng cực điểm xảy ra sớm hơn, do biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Paris, vấn đề tái quy hoạch đô thị, để « làm mát » thành phố ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng nên xây dựng như thế nào để đáp ứng các thách thức về khí hậu, ngày càng trở nên cực đoan hơn ? RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn kiến trúc sư Philippe Rahm về những giải pháp có thể được đưa ra. Ông Phillippe Rahm được biết đến với nhiều giải thưởng quốc tế, hiện tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học như trường Kiến trúc quốc gia Versailles của Pháp hay đại học Columbia ở Hoa Kỳ. Một trong những công trình đáng chú ý mà ông tham gia là công viên Central Parc ở Đài Trung Đài Loan, áp dụng kiến trúc « khí hậu », với lối tiếp cận coi các hiện tượng khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, ô nhiễm,…) là vật liệu thiết kế. Mục tiêu là làm sao để tạo ra không gian thoải mái, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và không nhất thiết phải dùng đến điều hòa không khí. Những nguyên lý kiến trúc này được ông mô tả trong cuốn sách Climatic Architecture. Ông được coi là người đưa ra nguyên lý « kiến trúc khí hậu », trước tiên, ông có thể giải thích cụ thể khái niệm này là gì ? Phillippe Rahm : Ý tưởng về kiến trúc khí tượng thực chất là việc quay trở về với bản chất nền tảng của kiến trúc. Vì sao con người cần đến công trình xây dựng? Bởi ngay từ đầu, kiến trúc được tạo ra để bảo vệ khi trời lạnh, cần tạo ra một không gian kín ấm áp để trú ngụ, đó là lý do có nhà cửa; khi trời nóng, thì cần bóng râm và sự thông thoáng để làm mát. Dù đôi khi bị quên lãng, chức năng chính yếu ấy vẫn là tạo ra những "vi khí hậu" (microclimat) có thể sinh sống được. Ngày nay, khoảng 37% đến 39 % lượng khí thải CO₂ toàn cầu đến từ lĩnh vực xây dựng, tức là chính kiến trúc cũng đang góp phần gây biến đổi khí hậu. Điều đó đặt kiến trúc vào một thế gọng kìm: vừa xuất phát từ khí hậu, vừa là nguyên nhân làm khí hậu xấu đi. Vậy tại sao chúng ta không dùng chính khí hậu để định hình kiến trúc, thay vì dựa vào hình học, phép ẩn dụ hay biểu tượng như trước kia? Kiến trúc khí hậu, có nghĩa là, sử dụng các hiện tượng khí hậu hoặc khí tượng như đối lưu nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi, bức xạ hay độ phát xạ nhiệt hoặc độ thoát nhiệt để thiết kế các tòa nhà và lựa chọn vật liệu. Thiết kế các hình dạng của một công trình, tòa nhà, dựa trên các hiện tượng khí hậu này và lựa chọn vật liệu cũng dựa trên các đặc tính nhiệt, làm mát hoặc làm ấm của chúng. Vậy kiến trúc khí hậu có gì khác biệt với kiến trúc hiện đại thông thường ? Phillippe Rahm : Kiến trúc hiện đại thực ra đã bị dẫn dắt bởi nhiên liệu hóa thạch. Từ thế kỷ 19, khi có hệ thống sưởi bằng lò, và từ những năm 1950 khi có điều hòa không khí, các kiến trúc sư không còn phải tạo không gian ấm áp hay mát mẻ thông qua hình khối hay vật liệu nữa. Vai trò đó chuyển sang cho kỹ sư cơ điện. Điều này khiến kiến trúc dần dần chỉ quan tâm đến thẩm mỹ, bỏ quên yếu tố khí hậu. Chúng ta có thể thấy những tòa nhà toàn kính mọc lên ở Dubaï, Việt Nam hay Đài Loan, bất chấp ánh nắng chói chang, bởi chỉ cần bật điều hòa mạnh hơn là xong...
Todavía no hay opiniones