Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn? Podcast Por  arte de portada

Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn?

Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn?

Escúchala gratis

Ver detalles del espectáculo

Acerca de esta escucha

Sau căng thẳng với đại học Harvard, chính quyền của tổng thống Donald Trump dọa sẽ thu hồi thị thực du học của hàng vạn sinh viên Trung Quốc. Chỉ trong mấy tháng đầu của nhiệm kỳ Trump 2, con số sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách chuyển hướng du học dự định tại Mỹ sang các nước nói tiếng Anh khác tăng lên. Anh Quốc luôn là điểm đến được sinh viên châu Á ưa chuộng, vậy tình hình mới này có giúp các đại học Anh đón sinh viên không muốn hoặc không thể vào Mỹ du học ? Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích : "Đầu tiên chúng ta phải nói rõ là xu thế quan tâm tìm chỗ du học ở Mỹ có giảm đi trong năm qua và có tác động của cái gọi là yếu tố “Trump” (Trump factor). Ví dụ trong 12 tháng qua thì có 19,4 triệu lượt tìm kiếm trên kênh du học quốc tế (Studyportals) chú tâm tới các bằng cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, và có 1,7 triệu lượt tìm kiếm vào các đại học ở Anh. Năm trước (2023-2024) thì con số ở Mỹ có cao hơn khá nhiều : 23,8 triệu lượt, so với Anh là 2,01 triệu (nguồn từ trang PoliticHomes ở Anh), tức là sự chú ý với các khóa học ở Mỹ giảm đi 5,5 triệu lượt, một con số cao. Các báo Anh những ngày qua cho hay Anh, sau đó tới Úc và Canada, là các nước đầu bảng để du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ hướng tới, khi mà chính sách visa và có thể nói là thái độ căng thẳng của chính quyền Trump vẫn không thuyên giảm với sinh viên quốc tế". RFI tiếng Việt : Nói riêng về sinh viên Trung Quốc, qua quan sát, anh thấy có gì khác về môi trường cho họ tại Anh so với Mỹ và các nước khác ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Thứ nhất là về con số, trừ những năm phong tỏa vì Covid, người ta ước tính hàng năm có trên 1 triệu sinh viên Trung Quốc xuất ngoại để du học. Với con số lớn thế này thì những nước có nhiều trường đại học mới đón đủ. Đài Loan thì có vấn đề chính trị ngoại giao với Trung Quốc nên gần đây hạn chế nhận, Singapore thì nhỏ, ít trường và sinh hoạt đắt đỏ, tuy sinh viên Trung Quốc có tăng trong làn sóng sang các nước láng giềng, nhưng không thể nào bằng thị trường du học đại học hoặc trên đại học ở Mỹ và Anh. Thứ nhì là về các ưu thế truyền thống: Anh thì có rất nhiều điểm vượt trội so với cả Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, về số trường đại học đẳng cấp quốc tế, và cả khối trường tư, dự bị đại học (A-level, Sixth Form Colleges), thậm chí trường nội trú từ cấp 2 cho học sinh nước ngoài, nên Anh có thể “bao trọn gói” việc giáo dục từ nhỏ tới trưởng thành và lên cả cấp trên đại học cho bất cứ người nước ngoài nào tới. Và học sinh, sinh viên Trung Quốc rất thích điều này, chỉ có mỗi nhược điểm là học phí ở Anh cao. Ví dụ một trường tư cho nữ sinh dự bị đại học ở Cardiff có giá là 68 nghìn bảng/năm (trên 90 nghìn USD). Học cấp Sixth Form là 2 năm tức là phải chi tới 180 nghìn USD cho một em. Đây là con số rất cao. Còn thì Anh có ngôn ngữ tiếng Anh tiêu chuẩn, được người Trung Quốc sính hơn là giọng Mỹ, Úc, các đại học có nhiều bộ môn phong phú, từ nhạc cổ điển tới nghệ thuật, kiến trúc, các ngành STEM, kinh tế, xã hội, media ... và đều ở trình độ hàng đầu thế giới. Trong 50 trường hàng đầu thế giới được du học sinh Trung Quốc chọn có nhiều trường của Anh như Nottingham, Manchester, University College London (UCL), Edinburgh, Bristol, và King's College London. RFI : Chính quyền Trump cho rằng du học là ngành phải “phục vụ nước Mỹ trước hết, chứ không phải Trung Quốc” và Mỹ cũng có nhiều lo ngại về “gián điệp Trung Quốc, và sự đánh cắp công nghệ quan trọng từ các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ ». Còn tại Anh, có mối lo ngại như vậy đối với sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc hay không? Thông tín viên Nguyễn Giang : Chính giới Anh vẫn luôn đánh giá rủi ro “bị xâm nhập” và mất cắp thông tin có giá trị cao về công nghệ trong các ngành trọng yếu, không nhất thiết là đối với những người từ Trung Quốc, mà đối với tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Từ những năm trước (cụ ...
Todavía no hay opiniones