• Nguoi che ta ma che phai tuc la thay ta NLXH

  • Dec 26 2024
  • Length: 5 mins
  • Podcast

Nguoi che ta ma che phai tuc la thay ta NLXH

  • Summary

  • Cùng tham khảo nội dung Nghị luận xã hội về Có người cho rằng:”Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta, người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta lại là kẻ thù của ta vậy”. Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội nhé. --- Con người là tổng hòa trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa người với người lại không hề đơn giản. Ngược lại, nó vô cùng phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giao tiếp, mỗi người phải có cách ứng xử sao cho phù hợp, cho đúng, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Có ý kiến cho rằng:”Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta, người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta, còn người nịnh hót ta lại là kẻ thù của ta vậy”. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ chê là gì ? Chê phải là như thế nào? Khen ra sao? Khen phải là như thế nào? Nịnh hót được hiểu ra làm sao? Chê là dùng lời nói để nhận xét, đánh giá về người hoặc việc nào đó chưa tốt, chưa đúng; thái độ của người chê bộc lộ sự không hài lòng, có thể là bực bội khiến người nghe khó chịu. Còn chê phải là nhận xét, đánh giá đúng bản chất, sự thật. Trái nghĩa với chê là khen dùng lời nói để đánh giá tốt về người/vật nào đó; khen phải nghĩa là khen đúng, hay, tốt đẹp về đối tượng cụ thể. Nịnh hót là cấp độ cao hơn của lời khen, khen một cách quá mức, phóng đại, không đúng sự thật. Chung quy lại, ý kiến trên muốn nhấn mạnh bài học về đối nhân xử thế, đối với những người giúp ta nhận ra khuyết điểm, ta cần coi trọng như thầy; đối với những người phát hiện ra điểm tốt, thế mạnh của bản thân, ta cần trân trọng; còn những kẻ xu nịnh, lôi kéo, mua chuộc, lấy lòng thì ta cần đề cao cảnh giác. Vì sao lại nói:” Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta”. Cuộc sống thường nhiều lời khen mà ít lời chê, khen thì dễ nhưng chê lại khó vì chê không khéo sẽ làm mất lòng, phật ý, có khi biến bạn thành thù. Người xưa vẫn thường nói:”Nói thật trật lỗ tai”, “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” quả không sai. Những người đã dám chê là người có lập trường, bản lĩnh vững vàng, có tầm hiểu biết và hiểu rất rõ việc ta làm hay hiện tượng, sự việc bị chê. Hơn nữa, họ còn là người thẳng thắn, chân thành, luôn mong muốn người khác tiến bộ, nên sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất do lời chê của mình đem lại. Do vậy, người chê đúng giúp ta nhận ra vấn đề và là người đáng để ta học tập noi theo. Người đó là bậc thầy của ta, bất kể tuổi tác, địa vị. Bên cạnh đó, “người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta”. Khen không chỉ đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người được khen mà nó còn có tác dụng động viên, khích lệ đối tượng tiếp tục cố gắng làm tốt hơn nữa và luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng tới hành động đúng. Người khen đúng cũng là người biết lẽ đời, hiểu mình, hiểu người mới có những lời khen chân thành, thực lòng với người khác. Vì vậy, người khen đúng là người đáng để ta tin cậy, chia sẻ suy nghĩ, việc làm của mình với người đó, chắc chắn ta sẽ nhận được từ người đó những lời khen-chê chân thành, giúp ta sửa được mình và sống tốt hơn. Người ấy chính là bạn ta. Song, “ người nịnh hót ta lại là kẻ thù của ta vậy”, bởi lẽ lời xu nịnh đem đến cho ta niềm vui và sự ảo tưởng, có khi làm ta mù quáng, ru ngủ ta trong vinh quang giả tạo, khích lệ, tâng bốc ta khiến ta tiếp tục sa vào những việc làm không tốt. Người có thói nịnh hót là người sống giả tạo, không thật lòng, bao giờ cũng ấp ủ những mưu mô, toan tính. Kẻ đó khi cần đạt được mục đích thì nịnh không tiếc lời, nhưng nếu không đạt được sẽ sẵn sàng trở mặt, hoặc khi ta gặp hoạn nạn thì “giậu đổ bìm leo” hay “cao chạy xa bay”. Cũng chính vì thế, người xu nịnh là kẻ hại ta, là ...
    Show more Show less
activate_Holiday_promo_in_buybox_DT_T2

What listeners say about Nguoi che ta ma che phai tuc la thay ta NLXH

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.