Episodes

  • Rừng ngập mặn: Giá trị lớn nhưng ít được coi trọng
    Jan 12 2025

    Rừng ngập mặn chiếm khoảng 137.600 km² trên toàn cầu, chủ yếu tập trung ở các khu vực ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất bao gồm Indonesia, Brazil, Australia, Nigeria và Việt Nam. Đặc biệt, Indonesia sở hữu gần 25% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu, tạo nền tảng sinh thái quan trọng không chỉ cho khu vực mà còn cho toàn thế giới.

    #mangrove #rungngapman #biendoikhihau #venbien

    Show more Show less
    9 mins
  • Ô nhiễm không khí Hà Nội: Học gì từ kinh nghiệm của Bắc Kinh?
    Dec 24 2024

    Mỗi khi mùa đông đến, Hà Nội lại chìm trong lớp sương mù ô nhiễm, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên chạm ngưỡng "xấu" và "nguy hại." Theo số liệu từ hệ thống quan trắc, một số ngày trong tháng 11/2024, nhiều điểm đo tại thủ đô ghi nhận chỉ số AQI vượt ngưỡng, được xếp vào nhóm “rất có hại cho sức khỏe”. Đây không phải là hiện tượng mới; tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã kéo dài nhiều năm, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm không khí còn làm giảm chất lượng cuộc sống, đặt ra thách thức lớn trong việc duy trì một môi trường sống an toàn và bền vững. Trong bối cảnh này, kinh nghiệm của Bắc Kinh – một thành phố từng nằm trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới nhưng đã đạt được những tiến bộ đáng kể – mang đến những bài học quan trọng cho Hà Nội.

    #onhiem #khongkhi #aqi #hanoi #moitruong #suckhoe

    Show more Show less
    10 mins
  • Các bức họa trăm tuổi tiết lộ manh mối những giống cây đã mất
    Dec 8 2024

    Các bức họa thời Phục hưng, các kho lưu trữ Trung cổ, những vườn cây ở tu viện – là nơi một nhà khoa học Ý khám phá bí mật có thể giúp ứng phó với khủng hoảng nông nghiệp đang ngày một gia tăng.

    #thucvat #nongnghiep #plants #agriculture

    Show more Show less
    14 mins
  • Công tác bảo tồn động vật hoang dã cần sự đồng hành của người dân
    Nov 19 2024

    Sự tham gia của người dân không chỉ là thước đo mà còn là động lực của công tác bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. Xã hội hóa việc huy động người dân tham gia các hoạt hoạt động bảo tồn là một trong những giải pháp quan trọng.

    Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện.


    Show more Show less
    5 mins
  • Cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt
    Nov 9 2024

    Hệ sinh thái nước ngọt mang lại những giá trị quan trọng cho con người và góp phần thích ứng với khí hậu bằng cách giảm thiểu lũ lụt cực đoan, xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán, điều hòa nhiệt độ và vi khí hậu. Theo đó, các dòng sông có khả năng được phục hồi, vùng đồng bằng ngập lũ được kết nối và vùng đất ngập nước lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong phòng chống lũ lụt tự nhiên và làm chậm dòng chảy, đồng thời giúp giảm thiểu lũ lụt, xói mòn ở hạ lưu. Bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa và từ từ giải phóng sau đó, các vùng đồng bằng ngập lũ và vùng đất ngập nước cũng có thể giúp bổ sung các tầng ngậm nước và giảm bớt tình trạng khan hiếm nước trong thời gian lưu lượng nước giảm.

    #nuocngot #hesinhthai #freshwater #datngapnuoc #songngoi #baotonthiennhien

    Show more Show less
    10 mins
  • Thập kỷ Phục hồi sinh thái của Liên hợp quốc
    Oct 30 2024

    Mục tiêu của Thập kỷ Phục hồi sinh thái của Liên hợp quốc là khôi phục khoảng 350 triệu ha đất bị suy thoái vào năm 2030. Sáng kiến này không chỉ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn góp phần bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Với mục tiêu đó, Thập kỷ phục hồi sinh thái hướng tới không chỉ các khu vực dễ bị tổn thương nhất mà còn nhấn mạnh đến tất cả các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, từ rừng ngập mặn, đồng cỏ, đất ngập nước, đến các vùng đất sa mạc và hệ sinh thái biển.

    #⁠ClimateChange⁠ ⁠#Biodiversity⁠ #UNDecadeofEcosystemRestoration⁠ #GenerationRestoration #phuchoisinhthai #phuchoirung #rungxanhlen

    Show more Show less
    9 mins
  • Tín chỉ carbon là gì?
    Oct 21 2024

    Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính như tín chỉ carbon đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát thải ròng bằng không (net-zero) cho nhiều doanh nghiệp và chính phủ. Tín chỉ carbon, cho phép người mua giảm thiểu hoặc bù đắp lượng phát thải carbon thông qua việc đầu tư vào các dự án giảm phát thải, đã phát triển thành một thị trường toàn cầu đầy phức tạp và đang có sức tăng trưởng mạnh mẽ.

    #CO2 #tinchicacbon #carboncredit #climatechange #biendoikhihau #climatechange

    Show more Show less
    11 mins
  • Tìm hiểu ngôn ngữ biến đổi khí hậu: Bù trừ carbon và tín chỉ carbon
    Oct 17 2024

    Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghe nhắc đến các thuật ngữ như “bù trừ carbon” và “tín chỉ carbon”. Dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế, hai thuật ngữ này mang ý nghĩa khác nhau. Bù trừ carbon là một hành động, trong khi tín chỉ carbon là công cụ để thực hiện hành động đó. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân muốn giảm thiểu tác động môi trường của mình.

    #carboncredit #tinchi #biendoikhihau #climatechange #verra #goldstandards #CO2 #GHGs

    Show more Show less
    10 mins