Episodios

  • Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin
    Jun 27 2025
    Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint - Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên ...
    Más Menos
    9 m
  • Kiến trúc khí hậu: Làm sao để Paris không trở thành đô thị "không thể sống nổi" vì nắng nóng?
    Jun 20 2025
    Được coi là một trong những thành phố có nguy cơ tử vong lớn vì nắng nóng cao nhất châu Âu, thủ đô Paris của Pháp trong tuần này, đã bước vào mùa hè với nền nhiệt lên đến 37°C. Làm sao tái quy hoạch thành phố để đối mặt với các thách thức về khí hậu mà vẫn bảo tồn được di sản, lối kiến trúc tráng lệ của Haussmann, làm nên linh hồn của Paris ? Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lĩnh vực xây dựng chiếm tới tới 37 % tổng lượng phát thải carbon toàn cầu ; nếu tính thêm quá trình sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, thép nhôm, thì con số này có thể lên đến 39 %. Trong bối cảnh nước Pháp đang phải đối mặt với các đợt nắng nóng cực điểm xảy ra sớm hơn, do biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Paris, vấn đề tái quy hoạch đô thị, để « làm mát » thành phố ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng nên xây dựng như thế nào để đáp ứng các thách thức về khí hậu, ngày càng trở nên cực đoan hơn ? RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn kiến trúc sư Philippe Rahm về những giải pháp có thể được đưa ra. Ông Phillippe Rahm được biết đến với nhiều giải thưởng quốc tế, hiện tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học như trường Kiến trúc quốc gia Versailles của Pháp hay đại học Columbia ở Hoa Kỳ. Một trong những công trình đáng chú ý mà ông tham gia là công viên Central Parc ở Đài Trung Đài Loan, áp dụng kiến trúc « khí hậu », với lối tiếp cận coi các hiện tượng khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, ô nhiễm,…) là vật liệu thiết kế. Mục tiêu là làm sao để tạo ra không gian thoải mái, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và không nhất thiết phải dùng đến điều hòa không khí. Những nguyên lý kiến trúc này được ông mô tả trong cuốn sách Climatic Architecture. Ông được coi là người đưa ra nguyên lý « kiến trúc khí hậu », trước tiên, ông có thể giải thích cụ thể khái niệm này là gì ? Phillippe Rahm : Ý tưởng về kiến trúc khí tượng thực chất là việc quay trở về với bản chất nền tảng của kiến trúc. Vì sao con người cần đến công trình xây dựng? Bởi ngay từ đầu, kiến trúc được tạo ra để bảo vệ khi trời lạnh, cần tạo ra một không gian kín ấm áp để trú ngụ, đó là lý do có nhà cửa; khi trời nóng, thì cần bóng râm và sự thông thoáng để làm mát. Dù đôi khi bị quên lãng, chức năng chính yếu ấy vẫn là tạo ra những "vi khí hậu" (microclimat) có thể sinh sống được. Ngày nay, khoảng 37% đến 39 % lượng khí thải CO₂ toàn cầu đến từ lĩnh vực xây dựng, tức là chính kiến trúc cũng đang góp phần gây biến đổi khí hậu. Điều đó đặt kiến trúc vào một thế gọng kìm: vừa xuất phát từ khí hậu, vừa là nguyên nhân làm khí hậu xấu đi. Vậy tại sao chúng ta không dùng chính khí hậu để định hình kiến trúc, thay vì dựa vào hình học, phép ẩn dụ hay biểu tượng như trước kia? Kiến trúc khí hậu, có nghĩa là, sử dụng các hiện tượng khí hậu hoặc khí tượng như đối lưu nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi, bức xạ hay độ phát xạ nhiệt hoặc độ thoát nhiệt để thiết kế các tòa nhà và lựa chọn vật liệu. Thiết kế các hình dạng của một công trình, tòa nhà, dựa trên các hiện tượng khí hậu này và lựa chọn vật liệu cũng dựa trên các đặc tính nhiệt, làm mát hoặc làm ấm của chúng. Vậy kiến trúc khí hậu có gì khác biệt với kiến trúc hiện đại thông thường ? Phillippe Rahm : Kiến trúc hiện đại thực ra đã bị dẫn dắt bởi nhiên liệu hóa thạch. Từ thế kỷ 19, khi có hệ thống sưởi bằng lò, và từ những năm 1950 khi có điều hòa không khí, các kiến trúc sư không còn phải tạo không gian ấm áp hay mát mẻ thông qua hình khối hay vật liệu nữa. Vai trò đó chuyển sang cho kỹ sư cơ điện. Điều này khiến kiến trúc dần dần chỉ quan tâm đến thẩm mỹ, bỏ quên yếu tố khí hậu. Chúng ta có thể thấy những tòa nhà toàn kính mọc lên ở Dubaï, Việt Nam hay Đài Loan, bất chấp ánh nắng chói chang, bởi chỉ cần bật điều hòa mạnh hơn là xong...
    Más Menos
    10 m
  • 13 ngày đêm tại Kabul: Bi kịch Afghanistan được tái hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh
    Jun 13 2025
    Làm sao kể lại câu chuyện lịch sử đau thương dưới ống kính điện ảnh một cách chân thực nhất ? Đó là câu hỏi mà đạo diễn người Pháp Martin Bourboulon đặt ra khi làm bộ phim "13 jours, 13 nuits", tạm dịch là “13 ngày đêm”, kể về những ngày hỗn loạn tại Kabul khi Taliban trở lại nắm quyền vào năm 2021 và Mỹ rút quân. Các nước phương Tây nhanh chóng sơ tán công dân. Bộ phim trình chiếu tại LHP Cannes lần thứ 78 và chính thức ra rạp tại Pháp, ngày 27/06/2025. Sau thành công vang dội với một bộ phim Les Trois Mousquetaires - Ba chàng lính ngự lâm (phần hai), lấy cảm hứng từ tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào người Pháp thế kỷ 19 Alexandre Dumas, ra rạp tại Pháp năm 2023, đạo diễn Martin Bourboulon trở lại với thực tại, trình làng điện ảnh bộ phim "13 jours -13 nuits" (không tham gia tranh giải)tại LHP Cannes vừa qua. Bộ phim như một trang sử sống động qua từng thước phim, từng hình ảnh, mô tả bầu không khí hỗn loạn, ngột ngạt đến khiếp sợ, một cách chân thật nhất, vào những ngày hè tại Kabul năm 2021. Lúc đó, Mỹ rút quân, Taliban trở lại nắm quyền và sứ quán Pháp tại thủ đô Afghanistan được coi là một trong những nơi trú ẩn an toàn nhất. Đạo diễn Pháp đã chọn làm nổi bật vai trò của chỉ huy Mohamed Bida, phó tuỳ viên an ninh tại sứ quán Pháp ở Kabul, vài ngày trước khi nghỉ hưu, đã cố gắng bảo vệ tất cả những người Afghanistan đã hỗ trợ ông khi làm nhiệm vụ ở nước này. Cùng với một đội ngũ cảnh sát tinh nhuệ, chỉ huy “Mo”, do diễn viên Roschdy Zem thủ vai, qua các cuộc đàm phán gay go với Taliban, tìm mọi cách để di tản họ đến Pháp. Lấy cảm hứng từ những câu chuyện, sự kiện có thật, được kể lại trong cuốn sách của chính Mohamed Bida, phim của đạo diễn Martin Bourboulon đã gạt bỏ những cân nhắc về tranh cãi về địa chính trị xung quanh sự kiện đánh dấu lịch sử của đất nước Hồi giáo này, thay vào đó tập trung vào chiến dịch, được đặt tên "13 ngày, 13 đêm", sơ tán tổng cộng 2800 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Bên lề LHP Cannes lần thứ 78, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn đạo diễn Martin Bourboulon về bộ phim mới nhất của ông. Sau một bộ phim vẽ lại chân dung của Gustave Eiffel, hay câu chuyện lãng mạn về Ba Chàng Ngự Lâm ở thế kỷ 19, đạo diễn quay trở lại phim trường và cho ra mắt một bộ phim ở thời hiện đại, đẫm mồ hôi và nước mắt, về bi kịch đến nghẹt thở ở Kabul những ngày hè nóng bức khi Taliban trở lại cầm quyền. Ông có thể cho biết điều gì đã thúc đẩy ông làm bộ phim này ? Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhớ rõ những hình ảnh trong bầu không khí hỗn loạn tại Kabul, khi máy bay cất cánh, những người đàn ông, phụ nữ chạy theo, cố bám vào máy bay. Họ bất chấp rủi ro, muốn được di tản bằng mọi giá, khi Taliban lên nắm quyền. Tôi chứng kiến những cảnh đó, dưới con mắt của một người phương Tây, sống trong một thế giới tự do, hòa bình, dĩ nhiên là giữ khoảng cách với sự kiện đó. Những hình ảnh ấy đảo lộn tâm trí tôi, khiến tôi bị rung động. Làm phim về sự kiện lịch sử là một chất liệu điện ảnh mà tôi rất thích, tôi coi đó là một khả năng để tạo ra một phim mang lại cảm giác hồi hộp, giật gân, từ một số sự kiện lịch sử. Nhưng bộ phim không chỉ có vậy. Với tôi đó là con đường, là lời kể, là câu chuyện của những người đàn ông, phụ nữ đó, rất đặc biệt, ấn tượng. Ông dựa vào những tư liệu nào để làm ra bộ phim này? Dĩ nhiên là để làm ra bộ phim này, chúng tôi cũng tìm kiếm nhiều tư liệu, tìm những nhân chứng cụ thể. Đoàn làm phim chúng tôi cũng làm việc với người Afghanistan, ví dụ như một cố vấn về kỹ thuật, là người Afghanistan và cũng tham gia đóng phim nữa. Chúng tôi cũng thu thập lời chứng của những người Afghanistan, cả đàn ông và phụ nữ, những người từng trải qua các sự kiện này, những người phải rời khỏi Afghanistan. Chúng tôi cũng tham khảo rất nhiều podcast, đọc nhiều tư liệu phim tài liệu hay các bài báo khác nhau, để giúp chúng tôi hiểu rõ về ...
    Más Menos
    9 m
  • Nhiếp ảnh: Marc Riboud và những góc nhìn phản chiến, phi chính trị
    Jun 11 2025
    Cùng với chiếc máy ảnh Leica M3, Marc Riboud, nhiếp ảnh gia người Pháp qua đời năm 2016, trong vòng mười năm 1966 – 1976, lang thang từ Nam ra Bắc ở Việt Nam. Những bài phóng sự và những bức ảnh ông thực hiện, được đăng trên những trang báo quốc tế có uy tín (Le Monde, Paris Match hay Life), cho đến giờ vẫn được xem như là những bằng chứng độc đáo, sâu sắc về một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất của thế kỷ XX. Ngày 12/05/2025 đã chính thức khép lại hơn hai tháng triển lãm tập ảnh phóng sự « Marc Riboud, Việt Nam 1966-1976 » do bảo tàng Guimet, Paris và Hội Những Người Bạn Của Marc Riboud đồng tổ chức. Cuộc triển lãm này diễn ra vào lúc 2025 đánh dấu đúng 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bộ tập ảnh chiến tranh Việt Nam là một phần trong toàn bộ di sản ảnh ông để lại cho viện bảo tàng Guimet sau khi mất. Những câu chuyện kể qua ảnh Đối với nhiều người đến thưởng thức ảnh, đó còn là câu chuyện đau thương về một cuộc xung đột được Marc Riboud kể lại theo một cách độc đáo. Những bức ảnh trắng đen của ông đưa người xem đi từ Mỹ đến Việt Nam ở cả hai phía vĩ tuyến 17. Khác nhiều đồng nghiệp cùng thời, câu chuyện chiến tranh Việt Nam của ông xa nơi chiến tuyến, không cảnh chết chóc, không màn giao tranh. Marc Riboud, trong nhiều chuyến vào Nam ra Bắc, đã chọn tập trung ống kính vào một dân tộc Việt Nam, bằng một « tinh thần không gì lay chuyển với những phương tiện yếu kém đối mặt với một siêu cường hùng mạnh nhất thời đại ». Trên trang mạng tạp chí Fisheye, Lorène Durret, đồng phụ trách triển lãm « Marc Riboud, Việt Nam 1966 – 1976 » cho rằng « ông đã tiết lộ với thế giới bộ mặt con người kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ ». Ông phơi bày gương mặt của kẻ vô danh : Những thiếu nữ trong độ tuổi thanh xuân hăng say lao động sản xuất, người vợ góa một sĩ quan miền Nam khóc thương mất chồng, những đứa trẻ chơi đùa giữa đống đổ nát, hay những nam công nhân đang chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh. Nhưng đôi khi đó cũng là một khoảnh khắc rất bình yên : Người phụ nữ và hai con nghỉ ngơi tại một trại sơ tán ở Huế, hay cặp tình nhân ngắm cảnh bên bờ hồ Hoàn Kiếm, phía sau là hầm tránh bom ... Như một kẻ bên lề, ông lặng lẽ quan sát, ghi lại những khoảnh khắc. Sự khiêm tốn trong cách chụp cùng với tài năng bố cục hình ảnh đã mang đến cho những bức ảnh của ông một vẻ đẹp nghiêm trang, một hương vị cảm xúc sâu sắc, theo như đánh giá từ trang Les Inrockuptibles. Trả lời RFI Tiếng Việt, Lorène Durret, phụ trách triển lãm, nhắc lại : « Chính ông đã viết "Tôi luôn nhạy cảm với cái đẹp của thế giới hơn là bạo lực và quái vật" Vì vậy, chính vẻ đẹp này mà ông tìm kiếm trong cuộc sống thường ngày và trong các cử chỉ, thái độ của mọi người, dù là phụ nữ hay trẻ em. Đây luôn là những bức ảnh rất nhân văn. Ông không hẳn thích được gọi là nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa nhân văn,vì ông không thích những nhãn mác đó, nhưng đúng là quý vị luôn tìm thấy ai đó trong những bức ảnh này và quý vị có cảm giác về một sự hiện diện rất mạnh mẽ ». Năm 1968 : « Huế, Guernica của Việt Nam » Marc Riboud có cái nhìn bình yên và rất dịu dàng về Việt Nam trong bối cảnh xung đột. Đối với Yannick Lintz, chủ tịch bảo tàng Guimet, « góc nhìn của ông mang lại một minh chứng tuyệt đẹp cho sức mạnh của nghệ thuật vượt lên trên tất cả, bao gồm cả bạo lực của cuộc chiến và những gì tạo nên cuộc chiến đó. » Thế nên, trong bức ảnh « Đổ nát tại trục đường chính của Hoàng Thành Huế » dưới ánh sáng bàng bạc, bên cạnh những ngôi nhà, con lộ tan hoang vì đạn pháo sau các trận đánh Mậu Thân 1968, là hình ảnh một người phụ nữ trong chiếc áo dài trắng thong dong quẩy gánh đi giữa những người phụ nữ bán hàng rong ngồi bên vệ đường. Cứ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra ! Trên báo Le Monde ngày 13/04/1968, trong bài viết « Thư từ Huế » ông tố cáo « Một thành phố bị sát hại ». Thư gởi cho người vợ đầu ...
    Más Menos
    12 m
  • Ateliers Varan Vietnam: Vườn ươm đạo diễn phim tài liệu Việt Nam
    Jun 6 2025
    Ngày 03/04/2025, 3 bộ phim tài liệu của các đạo diễn trẻ Việt Nam đã được trình chiếu tại Paris. Đây chính là thành quả mới nhất của tổ chức Ateliers Varan của Pháp mà từ 20 năm qua đã đóng góp rất nhiều vào việc đào tạo các nhà làm phim tài liệu Việt Nam. Ateliers Varan do đạo diễn phim tài liệu Jean Rouch thành lập vào năm 1981 với mục tiêu đào tạo các nhà làm phim dựa trên thực hành là chủ yếu. Ngay từ khi thành lập, Ateliers Varan đã tổ chức các trại sáng tác ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có trại sáng tác đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2004. Từ đó cho đến nay, rất nhiều trại sáng tác được tổ chức ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, đào tạo được rất nhiều nhà làm phim tài liệu thế hệ mới cho Việt Nam.Năm 2024, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Varan Việt Nam đã tổ chức một trại sáng tác phim tài liệu về chủ đề y tế. Các học viên của chương trình này đã cho ra đời 8 phim ngắn và 3 trong số này đã được giới thiệu tại trụ sở của Ateliers Varan ở Paris hôm 03/04.Trong bộ phim được chiếu đầu tiên “Người Cất Mả” của đạo diễn Nguyễn Ánh, người xem theo chân hai anh em ông Bình và ông Ngọc để cảm thông với công việc nặng nhọc bất kể ngày đêm của những người chuyên làm công việc cải táng, một công việc mà về lâu dài sẽ tác hại nặng nề đến sức khỏe của họ do thường xuyên hít phải khí độc từ các tử thi đã thối rữa.Phim thứ hai, “Toàn ơi”, của Nguyễn Hồ Bảo Nghi đưa khán giả đến với thế giới của những người mắc Hội chứng Down ( Hội chứng đần Mông Cổ ), một bệnh do rối loạn di truyền, với nhân vật chính là Toàn, tuy đã hơn 30 tuổi nhưng đầu óc vẫn như trẻ con, sống trong những ảo tưởng, đến mức tự xem mình là một cảnh sát bảo vệ an ninh trật tự cho khu phố.Trong bộ phim thứ ba, “Gió mùa về” của đạo diễn Lê Thị Thắm, khán giả thâm nhập thực tế của một trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần Ba Vì, Hà Nội, để thấu hiểu tâm tư của những người sống trong đó, luôn khao khát được trở về với gia đình, về với cuộc sống bình thường.Trả lời RFI Việt ngữ trước buổi chiếu phim hôm đó, bà Sylvie Gadmer Tiên, phụ trách các khóa đào tạo của Varan Vietnam, cho biết:“Năm 2024, chúng tôi kỷ niệm 20 năm ra đời các trại sáng tác Varan Vietnam. Đây quả là một cuộc hành trình dài. Tôi tham gia vào năm 2002 và đã cùng với André Van In, một thành viên khác của Varan, phát triển nhóm Varan Vietnam mà ông đã điều hành trong 20 năm qua. Rất tiếc là ông đã qua đời. Tôi muốn tôn vinh ông, vì nếu không có ông thì chúng ta đã không có được như ngày nay. Cùng với Trần Phương Thảo, giảng viên chính của Varan Vietnam, chúng tôi cố làm hết sức để tiếp tục sự nghiệp của ông. Chúng tôi giống như là những cựu học sinh và nay đến lượt mình truyền tải cho những người khác, lần này là cho 8 nam, nữ đạo diễn trẻ Việt Nam, những kỹ năng làm phim tài liệu qua thực hành theo tinh thần của điện ảnh thực tế. Trong các trại sáng tác của Varan, chúng tôi giảng dạy điện ảnh thực tế, hay nói cách khác là thực hành trong thực tế, để từ đó mọi người tự định hướng cho mình là sẽ tiếp tục làm phim tài liệu, hay là chuyển sang làm phim truyện. Đó là cách tiếp cận theo kiểu lấy cảm hứng từ thực tế và thiết lập các mối liên hệ thân mật với các nhân vật trong phim. Các nhân vật của thực tế trở thành nhân vật của điện ảnh một khi những hành động của họ, cơ thể của họ, những lời nói của họ được thu vào ống kính.Varan giống như một ngôi trường mà từ đó mỗi học sinh, tùy theo cảm xúc, mong muốn, phát triển sang thể loại phim truyện hay vẫn theo con đường phim tài liệu, theo phong cách của Varan hay theo một phong cách khác. Varan là một nền tảng và là nền tảng rất vững chắc để mỗi người nhận thức rõ thế nào là phim tài liệu.” Trong số các học viên của Varan, một số người sau đó đã đoạt giải quốc tế, như Hà Lê Diễm đã đoạt giải “Đạo diễn ...
    Más Menos
    9 m
  • Giải Ecoprod 2025: Khi điện ảnh có trách nhiệm với môi trường tại LHP Cannes
    May 23 2025
    Ra đời cách nay 4 năm, Giải thưởng Ecoprod đã được lập ra để vinh danh các bộ phim “xanh”, bên lề Liên hoan phim Cannes, nhằm nâng cao nhận thức, khuyến khích các nhà làm phim áp dụng những biện pháp thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất. Tại Liên hoan phim Cannes năm nay, 18 phim trong các hạng mục khác nhau, tham gia tranh giải. Lễ trao giải Ecoprod 2025 đã diễn ra tại Cannes vào thứ Sáu, 16/05. Ban tổ chức giải thưởng cho biết vào năm 2024, có 9 phim đăng ký tham gia tranh giải, con số này đã tăng lên gấp đôi vào năm 2025 và khẳng định rằng “đây là bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều người trong ngành công nghiệp điện ảnh thể hiện cam kết sản xuất các bộ phim một cách có trách nhiệm với môi trường”.Ban giám khảo do đạo diễn, biên kịch Carine Tardieu làm chủ tịch năm nay, đặc biệt chú ý đến các biện pháp được thực hiện để hạn chế tác động carbon, kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm chất thải và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong quá trình sản xuất phim. Bà Émilie Kovacs, thành viên của ban giám khảo cho rằng “trách nhiệm của điện ảnh trước tình trạng khẩn cấp khí hậu là rất lớn. Với sức mạnh kể chuyện, lĩnh vực này có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh thái, miễn là có những cam kết, hành động cụ thể ở mọi cấp độ sản xuất”, trong ngành công nghiệp thải ra 1,7 tấn carbon mỗi năm.Giải thưởng cao quý nhất được trao cho bộ phim Jeunes Mères của hai anh em đạo diễn người Pháp Jean-Pierre và Luc Dardenne, nằm trong danh sách tranh giải chính thức, do hãng Les Films du Fleuve phụ trách sản xuất. Ban giám khảo đánh giá cao những hành động "xanh" toàn diện trong quá trình sản xuất phim, và những cam kết về môi trường của nhà sản xuất từ nhiều năm qua, cũng như phong cách điện ảnh giản dị, nhưng đầy tính nhân văn của anh em nhà Dardenne.Đoàn phim đã áp dụng loạt biện pháp tiết kiệm năng lượng, từ việc hạn chế thiết bị, di chuyển cho đến hậu cần bền vững. Việc dựng bối cảnh nhân tạo được giảm thiểu rõ rệt, phù hợp với thẩm mỹ chân thực vốn có, theo ý tưởng của hai đạo diễn. “Lựa chọn nghệ thuật của hai đạo diễn nhà Dardenne phù hợp với logic sản xuất phim ‘xanh’, đặc biệt là mong muốn giảm thiểu tối đa việc sử dụng ánh sáng nhân tạo, vốn là một phần của tính thẩm mỹ tỉnh táo và thực tế.Giải thưởng của Ban giám khảo (Prix du Jury) thuộc về phim Laurent dans le vent nằm trong danh sách tranh giải ACID – hiệp hội các nhà làm phim độc lập, do ba đạo diễn Anton Balekdjian, Léo Couture, Mattéo Eustacho, thực hiện. Việc sản xuất phim không sử dụng quá nhiều thiết bị kỹ thuật, ít máy móc can thiệp vào phim trường.Bối cảnh quay phim hầu hết là tự nhiên, sẵn có, chứ không xây dựng bối cảnh giả. Trang phục, đạo cụ trong phim hầu hết là đồ cũ, tái sử dụng, không chỉ tạo ra hình ảnh “cổ kính”, “xưa cũ”, cho bộ phim, mà còn giảm thiểu chi phí, giảm tiêu dùng. Trên phim trường, không có người phụ trách trang điểm hay làm tóc để làm nổi bật vẻ ngoài tự nhiên của các diễn viên.Và cuối cùng bộ phim Amour Apocalyse (Peak Everything) tranh giải hạng mục Hai tuần lễ đạo diễn của nhà làm phim Anne Emond, người Quebec, được trao giải Đặc biệt của ban giám khảo. Trên phim trường, một “ủy ban xanh” đã được lập ra, gồm một diễn viên và thành viên của đội ngũ sản xuất, kỹ thuật, phụ trách về “truyền thông xanh” mỗi tuần, thông báo cho toàn bộ phim trường về những hành động “xanh” trong quá trình làm phim. Bối cảnh của phim cũng được xây dựng từ những vật liệu tái chế, tái sử dụng. Đội ngũ làm phim cũng quản lý việc thu gom, phân loại, tái chế rác trên phim trường.Ban giám khảo cũng hoan nghênh việc Amour Apocalypse là bộ phim nói về những lo lắng, quan ngại về biến đổi khí hậu. Tác động đối với môi trường đã được nêu ra ngay từ việc viết kịch bản.Nhân dịp này RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn đạo diện Anne Emond, hôm 19/05, sau khi cô cho ra mắt bộ phim Amour Apocalypse (tạm ...
    Más Menos
    9 m
  • Ẩm thực : Dễ làm trên TikTok nhưng học nghề lại khó
    May 16 2025
    Trên các mạng xã hội, các công thức nấu ăn, các bức ảnh chụp hay video về nghệ thuật ẩm thực rất thịnh hành phổ biến, nhất là đối với giới trẻ thích Instagram và TikTok. Thế nhưng, đằng sau nét quyến rũ mê hoặc của những món ăn với lối trình bày đẹp mắt, đằng sau nét lộng lẫy hào nhoáng của những ngôi sao Michelin, là cả một quá trình rèn luyện đào tạo đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Theo khảo sát gần đây của cơ quan Ipsos, 58% bạn trẻ ở Pháp trong độ tuổi 15-35 đều xem thường xuyên tài khoản của các ngôi sao ẩm thực, các tiệm bánh hoặc nhà hàng trứ danh. 67% thanh niên Pháp cũng thường xuyên tham khảo công thức nấu ăn của những đầu bếp mà họ yêu thích. Ngày nay, ngành ẩm thực là một lãnh vực năng động : các bạn trẻ chọn nghề này vì họ dễ tìm được việc làm một khi tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng, một số bạn trẻ cũng không tránh khỏi sự thất vọng : đằng sau dáng vẻ hào nhoáng, được phản ánh qua mạng xã hội hay các chương trình truyền hình, các ngành nghề ẩm thực trong thực tế đòi hỏi tính siêng năng, cần mẫn. Nghệ thuật ẩm thực là bệ phóng cho nhiều tài năng trẻ tuổi, nhưng để thành danh, tài năng mới ấy cần có thời gian đào tạo hay để trau dồi tay nghề. Đó là nhận xét của đầu bếp Anto Cocagne, tác giả chuyên viết sách dạy nấu ăn và chủ cửa hàng thực phẩm cao cấp Baraka ở Paris. "Tôi nhận được tin nhắn của khá nhiều bạn trẻ nói với tôi rằng họ muốn đeo đuổi ngành ẩm thực nhưng gia đình lại không muốn như vậy. Có lẽ cũng vì đây còn là những nghề chưa được coi trọng, các bạn trẻ chọn nghề này bị đánh giá là họ không có nhiều tham vọng. Quan niệm ấy khiến nhiều gia đình muốn con em mình chọn nghề « danh giá » thay vì làm đầu bếp hay làm việc trong ngành phục vụ ăn uống. Gia đình tôi cũng vậy, giờ đây bố mẹ tôi rất mừng khi nhìn thấy con mình thành đạt, nhưng thực tế là lúc đầu, chuyện làm bếp hay mở cửa hàng bán thực phẩm không phải là mong muốn của gia đình tôi. Nhiều bạn trẻ xem nhiều video trên TikTok, rồi nghĩ rằng nấu ăn cũng dễ thôi, chỉ cần học trên mạng. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, bạn không thể đơn thuần học nấu ăn trên TikTok. Bản thân tôi từng được đào tạo bài bản về cách nấu ăn, từng tham gia các chương trình ẩm thực trên đài truyền hình, nhưng tôi vẫn phải quay lại học một khóa đào tạo về cách làm bánh ngọt. Khi làm món tráng miệng, tôi không hiểu vì sao loại bánh choux của tôi lại không ngon. Khi trở lại trường lớp, tôi mới hiểu rằng, có những động tác cách làm, ta không thể học được từ xa hay trên mạng, ta cần được một chuyên gia hướng dẫn từng động tác cử chỉ và cần được giải thích lý do tại sao ta nên làm theo cách này chứ không phải cách khác". Đọc thêmGuillaume Gomez : Vị đại sứ mang ẩm thực Pháp đi khắp thế giớiCác video trên TikTok thường phản ánh một cách chớp nhoáng những nét lộng lẫy, ngoạn mục nhất của nghệ thuật ẩm thực. Nhưng đó thường là thành quả, chứ không phải là quá trình thực hiện, càng công phu càng đòi hỏi nhiều thời gian. Theo ông Pascal Maillou, hiệu trưởng của Lycée Bélliard, một trường trung học cấp hai chuyên dạy nghề ẩm thực tại Paris, nhiều đầu bếp nổi tiếng thường được mời đến trường để truyền đạt kinh nghiệm của họ và nhất là để giải thích về thực tế nghề nghiệp của ngành ẩm thực. "Trường chúng tôi thường mời những đầu bếp nổi tiếng đến tư vấn và hướng dẫn giới học sinh trong khuôn khổ chương trình « masterclass ». Gần đây, chúng tôi đã mời một số nghệ nhân xuất sắc nhất của Pháp, nhờ kinh nghiệm chuyên môn và nhiều năm tay nghề nên họ đoạt giải Meilleur Ouvrier de France (MOF). Các chuyên gia này tạo động lực cho các học sinh, nhưng đồng thời giải thích về những điều mà các em cần phải trao dồi : tính kiên nhẫn chịu khó và độ chính xác thuần thục. Cả hai đều đòi hỏi nhiều thời gian, hầu hết những đầu bếp lớn đều phải trải qua giai đoạn này mới đạt được thành ...
    Más Menos
    9 m
  • Jean-François Mallet, hiện tượng ngành xuất bản nhờ sách dạy nấu ăn cực kỳ đơn giản
    May 11 2025
    Mỗi lần đến dịp lễ lạc hay ăn mừng sinh nhật, các hộ gia đình ở Pháp thường hay tặng cho nhau thời trang mỹ phẩm, sách in truyện tranh, smartphone hay hàng công nghệ ….. Riêng trong ngành xuất bản, một trong những món quà tặng phổ biến vẫn là các tựa sách về nghệ thuật ẩm thực và đặc biệt hơn nữa là sách dạy nấu ăn. Tại Pháp, gương mặt thành công nhất trong lãnh vực này chính là đầu bếp kiêm nhà nhiếp ảnh Jean-François Mallet. Năm nay 58 tuổi, Jean-François Mallet sinh trưởng tại Montargis, vùng thung lũng sông Loire. Từ thời còn nhỏ, anh có hai niềm đam mê nấu ăn và chụp ảnh. Trong những năm tháng đầu đời, anh chọn nghề đầu bếp và ghi tên theo học các trường dạy nấu ăn nổi tiếng nhất. Sau khi đậu thủ khoa trường ẩm thực Ferrandi (hạng nhất trên số 2.000 thí sinh), anh bắt đầu làm việc với các đầu bếp trứ danh như Joël Robuchon, Michel Kéréver hay Michel Rostang ….. Nhớ lại giai đoạn này, anh vẫn còn giữ nguyên quyển sách của thầy Joël Robuchon với hàng chữ ký tặng dành cho cậu học trò giỏi nhất của ông.Dung hòa hai đam mê : nấu ăn và chụp ảnh Mặc dù có tài nấu ăn, nhưng Jean-François Mallet không nhắm tới chuyện kinh doanh nhà hàng hay nuôi mộng đoạt sao Michelin. Thục ra, anh muốn dung hòa cả hai niềm đam mê đầu đời của mình, chính cũng vì thế anh dần chuyển sang khai thác nghề chụp ảnh. Một cách tài tình, anh đã thực hiện nhiều bài phóng sự nhiếp ảnh cho các tạp chí Pháp như Saveurs, Géo hay Paris Match ….. Với thời gian, anh gầy dựng uy tín của một người giỏi nấu ăn và có tài chụp ảnh, không chỉ món ăn ở trên đĩa mà còn gợi lên được không gian văn hóa ở xung quanh.Từ việc chụp ảnh đến chuyện xuất bản sách, chỉ có một bước nhỏ, nhưng bản thân anh cũng không thể ngờ rằng sách của anh sẽ bán chạy như thế. Quyển sách « Simplissime » gồm 100 công thức nấu ăn « Cực kỳ đơn giản » do nhà xuất bản Hachette phát hành, lập kỷ lục số bán với hơn 3 triệu bản. Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, anh Jean-François Mallet trước hết giải thích vì sao « sách ẩm thực » lại thịnh hành đến như vậy :Theo tôi, ẩm thực luôn có một vai trò quan trọng trong xã hội Pháp. Người ta thường hay nói về nước Pháp như một cường quốc ẩm thực với nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới, nhưng bên cạnh đó còn có chuyện ăn uống thường ngày, người tiêu dùng ở Pháp thường quan tâm đến chuyện đi chợ mua thực phẩm cũng như dành một chút thời gian để nấu các món ăn gia đình. Và dĩ nhiên là khi nấu các món ăn vào những ngày cuối tuần hay khi có dịp quây quần lại với nhau, chung vui với bạn bè hay người thân, thì các hộ gia đình Pháp thường hay chọn những món đơn giản như thịt bò hầm cà rốt, cánh gà chiên hay đùi gà quay, mì sợi trộn phô mai hay khoai tây đút lò ….. Người tiêu dùng tìm thấy các món ăn này trên mạng hay trong những quyển sách chuyên về các món dễ làm.Trong thời gian gần đây, đâu là những tựa sách chuyên về ẩm thực bán chạy nhất và các quyển sách này chủ yếu nhắm vào những thành phần độc giả nào. Tác giả Jean-François Mallet cho biết :Nhiều độc giả không chỉ hưởng ứng sách do tôi viết, mà còn mua khá nhiều quyển sách của giới đầu bếp trứ danh. Ở đây, có thể phân biệt thành nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau. Có người mua sách để học cách nấu ăn, có người mua sách chủ yếu để làm quà tặng. Cũng có người mua sách để làm kỷ niệm, để nhớ lại một quán ăn hay một đầu bếp nổi tiếng mà họ từng có dịp trải nghiệm. Ngoài ra, có một thành phần độc giả mà ít ai nghĩ tới, đó là những người muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, họ đang được đào tạo trong các trường dạy nấu ăn, để phục vụ trong ngành nhà hàng khách sạn. Những quyển sách của các bậc thầy trứ danh giống như những quyển cẩm nang giúp cho họ trao dồi tay nghề, tìm thêm những ý tưởng sáng tạo.« Simplissime » lập kỷ lục số bán với hơn 3 triệu bản« Tủ sách » ẩm thực có đến hàng trăm tựa đủ loại, vậy thì loại nào được độc giả Pháp ...
    Más Menos
    9 m